Micro không dây và những thông số kỹ thuật cơ bản cần biết

Thanhaudio.com.vn 4 năm trước 2728 lượt xem

Micro không dây có cùng một chức năng chính là khuếch đại âm thanh đầu vào và có chung những thông số kỹ thuật nhưng không phải bộ micro không dây nào cũng có sức mạnh như nhau Xem để hiểu rõ hơn!

    Micro không dây là sản phẩm quá quen thuộc với mọi người khi đây là thiết bị không thể thiếu trong các dàn karaoke gia đình, dàn âm thanh chuyên nghiệp tại quán karaoke kinh doanh, sự kiện ngoài trời, phòng hội thảo hoặc họp mặt,...Micro không dây có cùng một chức năng chính là khuếch đại âm thanh đầu vào, tuy nhiên không phải bộ micro không dây nào cũng có “sức mạnh” như nhau. Mỗi bộ micro không dây sẽ có chất lượng âm thanh khác nhau tùy theo mục đích sản xuất của hãng, các linh kiện hoặc chất lượng theo từng phân khúc giá thành khác nhau.

    Micro không dây và những thông số kỹ thuật cơ bản cần biết

    Dưới dây, Thành Audio xin cung cấp cho bạn một số kiến thức về micro không dây và những thông số kỹ thuật cơ bản nhất của loại thiết bị này.Qua đó có thể giúp bạn hiểu rõ hơn để đưa ra đánh giá và lựa chọn tốt hơn khi muốn tìm mua một bộ micro không dây cho mình.

    1/ Các thành phần cơ bản của một bộ micro không dây

    Mỗi bộ micro không dây đều được sản xuất với 2 thành phần chính đó là:

    - Receiver: hay còn gọi là đầu thu phát sóng, đây là bộ nhận tín hiệu radio từ transmitter và chuyển đổi thành tín hiệu audio.

     Transmitter: là bộ phát chuyển đổi tín hiệu âm thanh từ micro sang tín hiệu radio. Thành phần này thường có 2 loại phổ biến:

    • Handheld transmitter: được tích hợp trong tay cầm microphone mà bạn sử dụng, tùy theo nhà sản xuất mà bộ phận này sẽ nằm ở đâu hoặc cuối micro.
    • Body Pack transmitter: là bộ phát tín hiệu đi kèm theo các loại micro cài đầu, cài áo, micro thu nhạc cụ (guitar, saxophone,...)

    2/ Những thông số kỹ thuật cơ bản cần biết của micro không dây 

    Đáp ứng tần số (Frequency response)

    Thông số này cho biết dải tần âm thanh mà microphone có thể thu hoặc phát được, hay còn gọi là khoảng cách âm thanh cao nhất và thấp nhất mà thiết bị có thể thu hoặc phát. Đơn vị tính là Hz. Đây là đơn vị sóng âm trong vật lý, thể hiện số chu kỳ lặp lại trong 1 giây, giá trị càng lớn thì âm thanh phát ra càng cao và ngược lại.

    Ví dụ: một micro ký hiệu dải tần từ 40Hz-16kHz, micro này có thể thu và phát âm thanh ở khoảng tần số 40Hz-16kHz.

    Dải tần của các loại microphone càng rộng thì micro đó càng có khả năng thể hiện âm thanh tốt hơn, với âm bass trầm sâu, ấm hơn và âm treble cao, tiếng bén và ngọt hơn. Tuy nhiên, thông số này hiện nay không đáng tin cậy và chỉ mang tính tham khảo, vì hầu hết các nhà sản xuất thường công bố rất chung chung, từ 20Hz-20kHz trong dải tần số nghe được của tai người.

    Độ nhạy (Sensitivity)

    Độ nhạy của các loại micro được định nghĩa là độ lớn của khối lượng âm thanh mà một micro có thể thu được một tín hiệu nhất định, bạn có thể hiểu cơ bản và đơn giản đó là “độ to” của âm thanh mà micro có thể thu được. Trong cùng 1 tiêu chuẩn, micro nào có độ nhạy lớn hơn thì nhạy hơn.

    Tổng trở – trở kháng (Impedance)

    Thông số này là tổng trở hoặc trở kháng của micro, đơn vị tính là Ohm (Ω). Tổng trở được phân thành 3 loại như sau:

    • Tổng trở thấp: <600Ω
    • Tổng trở trung bình: 600Ω - 10.000Ω.
    • Tổng trở cao: >10.000Ω.

    Micro tổng trở cao thường sử dụng dây Unbalanced: jack RCA, 6 ly mono, dễ bị nhiễu khi kéo dài dây hơn 10 mét, gây tiếng ù và bị mất âm thanh treble.

    Micro tổng trở thấp thường sử dụng dây Balanced: jack XLR (canon), 6 ly stereo, truyền tín hiệu ổn định, không bị ảnh hưởng dù kéo dây dài.

    Trên đây là những thông số cơ bản nhất của micro không dây mà Thành Audio muốn thông tin đến bạn. Hi vọng bạn đã có thêm kiến thức để lựa chọn được bộ micro không dây ưng ý nhất. Để được tư vấn mua micro không dây tốt nhất, bạn có thể liên hệ ngay hotline 0915366123 để được hỗ trợ nhanh chóng.

    0 Bình luận

    • Hãy là người bình luận đầu tiên !