Cách phối ghép để chỉnh âm sub hay

thành Audio 4 năm trước 1137 lượt xem

Để chỉnh và phối ghép một hệ thống loa Sub cực hay, Các bạn cần phải hiểu về kiến thức âm thanh và điện tử. Hãy đọc và làm theo Thành Audio nhé, Các bạn sẽ thấy cực kỳ hiệu quả

    Các quy tắc để thiết lập ra hệ thống loa Sub Hay.

    01 : Cường âm - độ to của gain ( cho dễ hiểu )

    02 : Trường âm - ( Độ ngân và độ dài, Độ sâu của Tiếng sub )

    Loa Sub rất dễ làm mà cũng rất khó kiểm soát. Chúng ta đều đã gặp trường hợp, Tiếng Sub rất to rất tức ngực nhưng lại không có lực, ngắn, cộc, nghe thiếu cảm xúc.. vì nó mới có yếu tố 1 là Cường âm ( đáp ứng gain )

    Ngược lại có những con sub ( sub Điện chẳng hạn ) nghe rất sâu rất cảm xúc, Nhưng 1 lúc lại thấy chán bởi vì nó thiếu đi cường độ cần thiết để tăng cảm xúc đến đỉnh điểm.

    Từ 2 điểm trên chúng ta cần có các yếu tố gì để có được cả 2 thứ : Cường âm - Trường âm.

    Theo ngu ý của mình : gồm

    Loại loa cần đáp ứng : công suất, Trở kháng , giải tần.

    Loại công suất cần đấp ứng : công suất , Trở kháng, "" Damping ""

    Vậy Damping là gì ?... bao nhiêu anh em làm âm thanh quan tâm đến damping chưa ?

    Với mình nó là quan trọng bậc nhất. một amply có damping càng cao sẽ ra sub càng hay.

    Một hệ số DF cao hơn là rất tốt và thường có nghĩa là sự đáp ứng cho tiếng trầm chắc hơn. DF chỉ đơn giản là một con số, thường trong khoảng giữa 50 và 200, mặc dù nhiều amplifier có thông số DF cao hơn rất nhiều. Phát âm: damping factor Cách gọi ngắn gọn: Damping Ví dụ: Một amplifier có hệ số DF cao có khả năng kiểm soát màng loa bass tốt hơn sau khi tín hiệu đã ngừng.
    Với định nghĩa ngắn và ví dụ kèm theo như trên thì cũng phần nào giúp chúng ta hiểu chút ít về DF. Như vậy có thể hiểu nôm na “Damping” là sự giảm chấn, giảm âm, nghĩa là sự tắt dần dao động của màng loa sau khi đã không còn tín hiệu gửi đến loa. “Damping Factor” là hệ số giảm chấn hay hệ số giảm âm.

    0 Bình luận

    • Hãy là người bình luận đầu tiên !